Đặc trưng Đồ_gốm_Nhữ

Đĩa đựng chén với minh văn dưới đáy Thọ Thành điện (壽成殿), Bảo tàng Victoria và Albert.[15][16]Hình chụp gần lớp men rạn.

Các hiện vật chủ yếu là vật dụng nhỏ, dùng để uống, dùng ở bàn của các học giả, để đốt hương/trầm, hay các đồ đựng nhỏ. Có một vài "chậu thủy tiên" hình bầu dục, được người ta cho là để trồng hoa thủy tiên. Nhiều hiện vật có lớp men rạn hay vết nứt tinh tế, mặc dù có một số bằng chứng cho thấy các hiện vật được ngưỡng mộ nhất là những vật không có lớp men rạn này, và hiệu quả này không phải là cố ý.[3][17] Những hình dạng nào không phải là dạng đồ gốm đơn giản cho thấy sự bắt nguồn từ các đồ vật làm từ các vật liệu khác, như đồ kim loại hoặc đồ sơn mài, ví dụ như đĩa đựng cốc/chén không đáy, là hình dạng phổ biến ở cả hai loại vật liệu này.[18] Hầu hết các hình dạng đều có "gờ chân được xác định rõ ràng, hơi loe ra".[17][18] Rất ít hiện vật có trang trí, với "hoa văn in dấu nhẹ".[17]

Men được tráng thành nhiều lớp,[19] duy trì sự che phủ trên các gờ ở phía trên và phía dưới của các hiện vật, khác với với đồ sứ Định cạnh tranh là sản phẩm được nung úp ngược và như thế với phần gờ thô không tráng men, thường được bao phủ bằng một dải kim loại. Thay vì thế, đồ gốm Nhữ được tách khỏi bề mặt lò nung bằng cách được đặt trên giá đỡ (chi đinh) là ba hoặc năm cựa hoặc chĩa nhỏ, có lẽ làm bằng kim loại, để lại những đốm nhỏ hình bầu dục không được tráng men được gọi là "chi ma" (hạt vừng) ở mặt bụng. Vì thế mà có thuật ngữ "chi đinh chi ma" (芝麻支釘).[3][18][20] Màu sắc của các hiện vật thì thay đổi nhiều và được các học giả Trung Quốc phân loại là "thiên thanh" (xanh da trời), "phấn thanh" (xanh lam nhạt) và "noãn thanh" (xanh lam trứng [ngỗng]), trong các trường hợp đều sử dụng từ thanh (青) trong tiếng Trung, có thể bao hàm cả màu xanh lam và xanh lục.[17]

Kỹ thuật tráng men "toàn bộ" này dường như đã được phát minh tại các lò gốm Nhữ và làm tăng độ giống của đồ gốm với ngọc,[3] luôn là chất liệu danh giá nhất trong nghệ thuật Trung Hoa. Một yếu tố khác trong sự giống nhau này là "kết cấu men bóng và dày", được mô tả là "giống như mỡ hòa tan chứ không chảy",[7] Loại ngọc được ngưỡng mộ nhất được biết đến với tên gọi "dương chi ngọc" (羊脂玉) hoặc "dương chi bạch ngọc" (羊脂白玉); nghĩa đen là ngọc mỡ cừu.[7]

Kiểm tra các mảnh vỡ đã khai quật cho thấy phần xương gốm bằng đất sét nung có màu xám sáng hay trắng ánh xám, đôi khi giống như màu tro hương hay tro trầm. Mặc dù là đồ sành theo tiêu chí phương Tây (không phải là một thể loại đồ gốm được công nhận trong tư duy Trung Hoa truyền thống, Tôn Tân Dân gọi chúng là "đồ sứ"; Sotheby's (2012), Bảo tàng Anh và một số tác giả khác gọi chúng là đồ sành); các hiện vật gốm này được nung ở nhiệt độ tương đối thấp và chưa được thủy tinh hóa hoàn toàn, hấp thụ nước với tốc độ "khá cao". Phần xương gốm cũng không có khuyết tật gì khi được kiểm tra bằng kính lúp. Vì nó gần như được lớp men che phủ hoàn toàn nên những vấn đề này không làm giảm giá trị của các đồ gốm này.[2] Một số chuyên gia lưu ý rằng phần xương gốm thực sự có thể được coi là đồ đất nung, mặc dù nó luôn được giới học giả phương Tây phân loại là đồ sành,[18][21] vì có liên quan đến các đồ gốm men ngọc phương Bắc khác - nói theo kiểu Trung Quốc thì gọi là đồ gốm "cao lửa", thường được dịch thành đồ sứ.[2]

87 hiện vật được Regina Krahl liệt kê năm 2017 được sắp xếp thành 20 loại hình dạng khác nhau. Nhiều nhất trong số này là bát tròn rửa bút lông (33), với tổng số bát rửa bút lông là 38. Có 25 đĩa và 5 bình với nhiều hình dạng khác nhau, 6 chậu thủy tiên, với giá đỡ và những hiện vật khác chiếm phần còn lại.[22]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ_gốm_Nhữ http://www.alaintruong.com/archives/2015/08/09/324... http://wp.ocs-london.com/wp-content/uploads/2015/1... http://www.sothebys.com/en/auctions/2012/ru-hk0367... http://www.sothebys.com/en/news-video/videos/2017/... http://www.theartnewspaper.com/news/rare-ru-bowl-d... http://english.chnmus.net/Collections/2011-07/06/c... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...